Từ Nguyên một số vật dụng mang dưới chân

Tác giả: An Chi
Đăng trên Thanh Niên Chủ Nhật 15.11.2020



 

Về thành ngữ Quý làm Cam Chịu

Tác giả: An Chi
Đã đăng trên Thanh niên ngày Chúa nhựt 20-6-2021.



Từ Khuya Khoắt

Tác giả: An Chi
Đã đăng trên thanh niên chủ nhật ngày 06-12-2020




Tai vách mạch gì?



Tác giả: An Chi

Đã đăng trên Thanh Niên Chủ Nhật 17-1-2021.




ĐỒ BÀNH là đồ gì?



Tác giả: An Chi

(Đã đăng trên Thanh niên ngày Chủ nhật 11-4-2021).

Đồ bành là đồ gì? Trang Giày Secondhand. Com cho biết:
“Đồ bành hay hàng thùng thật ra đều là tên gọi khác của đồ si (nói tắt của second hand – AC), đồ siđa hay đồ secondhand, nhưng tùy vào mỗi vùng miền khác nhau mà có những tên gọi khác. Đồ bành thì được sử dụng phổ biến ở khu vực miền Trung như là Đà Nẵng, Huế, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi…”
Trang Top 1 2 3 bí mật Tín đồ hàng si giải thích:
“Các mặt hàng sản phẩm “đồ bành” cực kì đa dạng từ hàng quần áo đồ bành dành cho người lớn cả nam nữ đến các loại phụ kiện đồ bành, túi xách đồ bành, giày dép đồ bành, thắt lưng đồ bành, đồng hồ đồ bành, kính mát đồ bành,… Thậm chí có cả những loại mặt hàng quần áo, đồ chơi dành cho trẻ em cũng được gọi là đồ bành.”
Rắc rối là ở từ bành. Tại sao gọi là đồ bành? Trang Giày Secondhand. Com giải thích:
“Khi được hỏi về cách gọi này ở miền Trung, những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành hàng này lý giải, cách gọi này xuất phát từ cách đóng gói của loại hàng này, vì những đồ này được đóng gói thành những kiện lớn, những bao to và nặng, theo tiếng địa phương thì gọi đây là những “bành”, nên từ đó “đồ bành” bắt đầu được xuất hiện.”
Trang Top 1 2 3 bí mật Tín đồ hàng si thì cho biết:
Theo các chuyên gia phân tích Tindohangsi.vn thì cũng từ cách đóng gói của các kiện hàng thành các khối to, lớn, nặng ký. Tại nhiều nơi ở các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Huế… thì người ta gọi các khối hàng lớn này chính là hàng đóng thành từng “bành”. Từ đó từ “đồ bành” ra đời và được sử dụng thường xuyên ở các tỉnh miền Trung.”
Theo trang Tin tức Huế thì:
“Không biết từ đồ bành xuất hiện khi nào, nhưng từ những năm 90 của thế kỷ trước, hàng loạt cửa hàng bán đồ bành tại đường Mai Thúc Loan đã bán mặt hàng này. Được hỏi vì sao gọi là “đồ bành”, chị Hoa – người có thâm niên trong buôn bán đồ bành giải thích, ‘có lẽ do hàng đóng thành từng bành lớn nên người ta mới gọi là đồ bành’ […]”.
Cả ba cách giải thích trên đều hoàn toàn đúng. Bành là danh từ từng một thời thông dụng, đặc biệt tại Nam Kỳ. Nhưng nó không được thu nhận vào những quyển từ điển quan trọng như Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức hoặc Từ điển tiếng Việt 2020 của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên. Tự-điển Việt-nam của Ban Tu thư Khai trí thì ghi nhận gọn lỏn: “Bành. Bao lớn: Bành vải, bành sợi.” Đây là một từ Việt gốc Pháp, bắt nguồn ở danh từ balle. Balle ở đây không phải quả bóng, cũng không phải viên đạn, mà được Le Grand Robert giảng là “gros paquet de marchandises généralement enveloppé de toile et lié de cordes”, nghĩa là “gói hàng to thường bọc bằng vải bố và buộc bằng dây”. Tầm-nguyên tự-điển Việt-nam của Lê Ngọc Trụ ghi nhận: “bành (balle Pháp) Kiện hàng to.” Phương ngữ Nam Bộ có ngữ đoạn vị từ rả bành (rả dấu hỏi) vốn dùng để chỉ hành động “tháo dỡ những kiện hàng (bành hàng)”, về sau bị hiểu lệch đi thành “tan rã, không còn nguyên vẹn nữa”, nên viết thành rã bành (rã dấu ngã) một phần cũng vì bị cho là hình thức rút ngắn của rã bành tô.
Cứ như những gì đã trình bày thì từ bành từng một thời thông dụng, ít nhất là tại Nam Kỳ, tưởng chừng như đã chết, lại đang hồi sinh với những đồ bành của các nhà kinh doanh và giới tiêu thụ và đang thông dụng tại một số tỉnh miền Trung như đã nói ở trên.

Ai đem rượu vang vào Việt Nam?

tác giả: An Chi
(Đã đăng trên Thanh niên ngày Chủ nhật 25-4-2021).

 


div class="separator" style="clear: both; text-align: center;">


Bao bố không phải là động từ - AN Chi

Tác giả: An Chi:Đã đăng trên Thanh nhiên ngày Chủ nhật 9-4-2021. Tôi lấy nhan đề là "Bao bố không phải là động từ" nhưng biên tập viên sửa thành "Bao bố không dùng để vây ráp". Có chứ. Các bạn cứ đọc thử xem.



BÍ KÍP hay BÍ KIẾP?

 BÍ KÍP hay BÍ KIẾP? (Đã đăng trên Thanh niên ngày Chủ nhật 23-5-2021).

Tác giả: An Chi

Quan điểm của học giả An Chi về từ nguyên với lý luận rõ ràng logic được đông đảo người độc công nhận




Từ Nguyên của Đất - Đá

 Tác giả: An Chi





Cách từ chối khi bị hỏi vay tiền



Khi bị hỏi vay tiền, có nhiều trường hợp bạn không muốn làm mất lòng người kia nhưng cũng không muốn cho họ vay một đồng nào.

Tami Claytor, giám đốc trung tâm tư vấn tài chính có trụ sở tại New York nhận định: "Điều đáng tiếc là việc vay tiền luôn gây ra cảm giác không thoải mái cho cả hai bên. Người đi vay thì cảm thấy xấu hổ bởi tiền bạc gắn liền với giá trị bản thân mỗi người". Do đó, trong trường hợp không muốn cho vay, Claytor khuyên bạn vẫn nên thể hiện sự đồng cảm với đối phương và hoàn cảnh khó khăn mà họ đang gặp phải