Vì sao nheo mắt giúp chúng ta nhìn rõ hơn?



TPO - Mắt là cơ quan tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Câu hỏi đặt ra là tại sao hành động nheo mắt lại giúp ta nhìn rõ hơn? Và liệu chúng ta có nên thường xuyên nheo mắt hay không?


Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não bộ xử lý và lưu trữ.


Về vị trí, mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, phía trên có gò lông mày và trán, phía dưới giáp xương má khuôn mặt.

Cấu tạo của mắt được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Ngoài ra, có một phần nhỏ của võng mạc gọi là fovea có chứa các tế bào hình nón. Nheo mắt giúp thay đổi hình dạng mắt để ánh sáng tập trung vào các fovea, giúp mặt có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể.

Ngoài ra khi nheo mắt, ánh sáng từ các hướng khác nhau suy giảm, vô tình kéo các nguồn sáng lại với nhau, tập trung vào vật thể khiến hình ảnh sắc nét.

Nheo mắt bắt nguồn từ thói quen: con người nheo mắt không ý thức, thể hiện sự tập trung, giúp não làm việc hiệu quả và nhìn rõ hơn.

Hành động nheo mắt ở người có liên quan đến bản năng săn mồi của các loài động vật. Thay vì chú trọng vào nhiều thứ khác nhau thì tập trung vào một thứ nhất định, giúp hoạt động săn mồi hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nheo mắt thường xuyên không tốt cho mắt vì nhãn cầu phải làm việc quá nhiều, tạo áp lực lên thủy tinh thể, thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Những điều thú vị về mắt


Cho dù trẻ sơ sinh có làm ồn ào đến mức nào cũng không thể sản sinh ra nước mắt khi chúng khóc được: vì ống dẫn nước mắt chỉ bắt đầu hoạt động khi trẻ được 4 đến 13 tuần tuổi mà thôi.


Cả hai mắt đều có một điểm mù nhỏ nằm ở phía sau võng mạc nơi có gắn các dây thần kinh thị giác, tuy nhiên bạn sẽ không thể nhận ra được vì đôi mắt sẽ hoạt động cùng nhau để lấp đầy điểm mù trong tầm nhìn.


Nếu mắt của bạn màu xanh thì bạn có chung nguồn gốc tổ tiên với mọi người cùng có mắt màu xanh trên toàn thế giới! Khoảng 6.000 - 10.000 năm trước đây, đôi mắt của tất cả mọi người đều là màu nâu cho đến khi có người đột biến gien làm cho đôi mắt của họ màu xanh.


Nếu bạn đeo những chiếc kính đảo ngược hình ảnh, não của bạn sẽ điều chỉnh đúng tầm nhìn và thấy hình ảnh theo hướng đúng thực tế.


Giác mạc của con người rất giống với giác mạc của cá mập nên trong một số trường hợp, người ta dùng giác mạc của cá mập để thay thế trong phẫu thuật mắt người.


Bạn chảy nước mũi khi khóc là do nước mắt chảy xuống mũi đó.

Trong số tất cả các cơ thì cơ điều khiển đôi mắt là hoạt động nhiều nhất. Các cơ giúp mắt di chuyển được là các cơ nhanh và mạnh nhất trong cơ thể: chúng mạnh hơn gấp 100 lần so với cần thiết.


Trung bình mắt chớp 17 lần mỗi phút, 14.280 lần mỗi ngày và 5.2 triệu lần mỗi năm. Khi nói chuyện bạn sẽ chớp mắt nhiều hơn và chớp ít hơn khi bạn xem màn hình máy tính hoặc giấy tờ, đây cũng là lý do khiến mắt dễ mệt mỏi hơn.


Mọi người thường đọc chậm hơn 25 lần khi nhìn chữ trên màn hình máy tính so với nhìn trên giấy.


Đôi mắt con người có thể phân biệt được 500 sắc thái của màu xám.


Tất cả trẻ con vừa sinh ra đều bị mù màu và con trai sẽ dễ mắc chứng mù màu hơn con gái.


Công nghệ quét võng mạc đang trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng nhiều cho các mục đích an ninh: một dấu vân tay có 40 đặc điểm độc đáo, trong khi một mống mắt có đến 256 đặc điểm.


Đồng tử sẽ tăng kích cỡ khi ta chịu cảm xúc mạnh, ví dụ như sự cuốn hút, giận dữ và thích thú. Con ngươi của đôi mắt mở to đến 45% khi chúng ta nhìn vào người mình yêu.


Mắt có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc: Nó có thể lọc bụi bẩn và làm lành vết trầy xước giác mạc trong vòng 48 tiếng.


Mắt là cơ quan phức tạp thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau bộ não.

Chức năng của nước mắt là để giữ cho mắt sạch, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao chúng ta khóc khi buồn.

Người ta nói "trong chớp mắt" bởi nó là cơ nhanh nhất trong cơ thể. Một cái chớp mắt thường kéo dài 100-150 mili giây, có thể chớp mắt năm lần trong một giây và trung bình mỗi năm chúng ta chớp mắt 5.2 triệu lần.

Mắt chúng ta có thể nhận ra 10 triệu màu sắc, nhưng không thể nhận ra tia cực tím hoặc tia hồng ngoại.

Khoảng một nửa bộ não được sử dụng cho mục đích nhìn, chứ không phải với đôi mắt. Trong nhiều trường hợp, nhìn mờ hay kém không phải tất cả là do mắt. Do có thể một cái gì đó đi sai trong vỏ não thị giác của bộ não.

Tự hoặc



Tôi đã từng rất thích viết những bài review dài hàng nghìn chữ để hoặc là tôn vinh những bộ phim tôi thích, hoặc mắng chửi thậm tệ những bộ phim tôi ghét. Người ta hay làm thế với người khác, nhưng tôi không hứng thú với hầu hết con người. Phim, sách, hay mọi sự vật sự việc chỉ là những cái cớ, để giúp tôi được sung sướng khoe khoang những tri thức vụn vặt mà tôi nghĩ là chỉ mình tôi có, được hăm hở phơi bày những ẩn dụ sâu xa mà tôi nghĩ là chỉ mình tôi hiểu, để gặt hái sự ngưỡng mộ từ những người biết ít hơn tôi, đồng thời dìm hàng những kẻ mà tôi nghĩ là ngu dốt nông cạn hơn tôi. Nói chung toàn là những cảm xúc tích cực và gây phấn khích, nếu nhìn từ góc của tôi ở thời điểm đó.
 
Nếu thế giới tâm trí của con người cũng chia tầng ra như trong The Platform, tôi đã thực lòng tin rằng tôi ở trên một tầng cao lắm, và tôi vô cùng thích thú được phô phang sự dồi dào phong phú của tầng nhận thức mà tôi đang có, và khoái trá đái ỉa xuống những kẻ ở dưới thấp hơn mình. Nhưng tôi đâu biết tâm trí tôi chính là con dao Samurai Plus. Tôi đâu biết, nếu đứng nhìn từ một tầng cao hơn tầng của tôi, tôi chả khác gì một thằng điên cầm dao múa may loạn xạ, và hả hê khoái trá vì con dao càng xài càng sắc. Tôi đâu biết, tất cả những vết thương - dù vô tình hay cố ý - mà tôi đã tạo ra trong cơn mê sảng của chứng ái kỷ ấy, đều âm thầm cứa vào da thịt của chính tôi. Tôi đã quá mê đắm để biết là mình đau. Tôi nghĩ là mình mạnh mẽ và bất cần, trong khi tôi yếu ớt và hèn hạ. Tôi nghĩ là tôi đang cầm dao đâm người khác, trong khi tôi đang xẻ thịt chính mình.
 
Câu hỏi quan trọng sẽ là: tôi đang đứng ở tầng nào khi viết những dòng này? Tôi không rõ lắm. Trong tôi có nhiều sự tức giận. Đối với chính mình trong quá khứ, và đối với những kẻ xử sự giống mình trong quá khứ. Song tôi cũng có nhiều sự thương cảm. Bởi vì nếu đã không ở tầng đó, làm sao tôi có thể đến tầng này? Nhưng đó là chỉ với giả định rằng tầng này là một nơi tốt đẹp hơn, nhiều trí tuệ hơn. Biết đâu mọi thứ không tuyến tính như thế. Biết đâu, tầng này chỉ là một sự phân phát ngẫu nhiên. Một trạm nghỉ, trước khi rơi xuống sâu hơn nữa.
FB Tiến Sĩ Ngu Ngu 2019

Đậm đà mỳ Quảng

Đậm đà Mỳ Quảng
Trương Tấn Thọ

Trong những món ăn quê hương, thứ mà tui mỗi khi ăn đều cứ mỉm cười suốt đó là món Mỳ Quảng. Cười chỉ riêng mình, vì khi đó không thể không nghĩ đến sự cãi nhau rôm rả rất đặc trưng xứ Quảng.
Có lần tui nói đùa: Hồn cốt của Mỳ Quảng chính là sự cãi nhau, không cãi ăn mất ngon, mất hẳn cái dư vị vùng miền đó...

Tui không biết Mỳ Quảng nó xuất hiện từ khi nào. Nhưng theo ký ức của tui thì trước thập niên 90 Mỳ Quảng là một món ăn chỉ xuất hiện trên những bàn tiệc. Tức là nó chỉ hiện diện phần lớn trong những đám giỗ, cưới hỏi...và những tiệc rất quan trọng. Sau đó mới đến những bữa ăn "nửa buổi" dành cho thợ thầy. Và cho đến sau này nó có mặt hàng ngày trong mỗi gia đình là cả một bước tiến dài trong ẩm thực của xứ Quảng.

Thuở đó Mỳ Quảng ngoài được bày bán ở chợ hoặc hàng quán, thì không dễ dầu gì để ăn thường xuyên như bây giờ.
Tôi vẫn nhớ hoài hình ảnh những Mẹ -Bà đội thúng mỳ được tráng ở lò về để đãi khách trong những ngày giỗ kỵ hoặc đãi thợ thầy trên những con đường quê đầy gập ghềnh ấy suốt. Bóng đổ dài trong nắng, trên đầu là cái thúng (mủng) mà trong đó chứa đầy những lá mỳ và được đậy bằng những tàu lá chuối. Chính cái nét đẹp cơ hàn đó đã đi theo tôi suốt năm tháng xa quê...

Thực ra lá mỳ có thể làm tại nhà cũng được. Bởi đa phần thuở đó mọi người đều có cối đá để xay bột gạo cả. Nhưng việc đó rất hiếm khi xảy ra, bởi công đoạn tráng mỳ cần phải có lò, hoặc nồi lớn...Tôi nghĩ chính vì sự bất tiện này người ta thích đi tráng hơn cho nhanh, bột gạo xay thời đó chủ yếu dành cho việc đúc bánh xèo là nhiều.

Tôi vẫn luôn nhớ cái khoảnh khắc mà khi đem thúng mỳ về. Việc đầu tiên là chọn lấy con dao lỡ ( loại dao xắt chuối cây cho heo ăn) vừa ý nhất. Và bắt đầu trải những tàu lá chuối ra, cùng lúc đó là chén dầu phộng và một cái bẹ chuối được đập dẹp lại bắt đầu trét dầu lên những lá mỳ. Người nào chấn mỳ đẹp là ngồi vô đó chấn từ đầu buổi cho đến cuối buổi. Khách trên nhà thì ăn uống nói cười rôm rả, các chị chấn mỳ dưới bếp thì chấn rả tay, thi thoảng ngắt một lá mỳ chấm chấm nước mắm ăn cho đỡ đói. Nhưng nhìn chung ai cũng vui vẻ cả, rôm rả chuyện trò.

Mỳ Quảng nấu nhưn gì cũng được cả. Đây cũng chính là nét dễ dãi rất đáng yêu của Mỳ Quảng so với các loại ẩm thực khác, mà điển hình là Bún Bò Huế hoặc Phở. Có lẽ do sự khắc nghiệt của thổ nhưỡng hay là đó là kết tinh của sự cơ hàn của người dân xứ Quảng, nên khiến xui chi nồi nhưn mỳ cũng từ đó mà hoà điệu theo. 
Nhưn mỳ nào phải là gà, cá tràu, thịt heo ba chỉ như ta hằng thấy, mà đôi khi còn có cả những con cá rô, lươn, ếch đồng, cá ngừ, rạm…Nói đúng hơn, tuỳ theo từng mùa thu hoạch những sản vật tự nhiên mà người Quảng có thể chế biến từng loại nước nhưn cho phù hợp, hoặc cũng có khi do điều kiện của từng nhà mà làm nên hương vị của nồi nước nhưn cho riêng mình một cách thích hợp.

Mùa mưa ăn Mỳ Quảng ngon vô cùng, bởi thời khắc đó, ngoài cái lạnh rét khiến cho bao tử lúc nào cũng thôi thúc đòi ăn, thì còn đó là sự hào phóng của nhiều nguồn sản vật được thiên nhiên ân điển ban tặng. Nào là lươn, cá, ếch, tôm, cua…tất cả được mang về và cho vào nồi nước nhưn kia hết. Nhắc đến đây thôi, cũng đủ nhớ quay quắt cái thuở hàn vi đó rồi. Nên chi bây chừ, ăn tô Mỳ Quảng là như ăn cả một vùng trời ký ức, trách sao không kể lể vu vơ. Mà thật ra, khi người Quảng cãi nhau về tô Mỳ Quảng là lúc đó họ đang đắm hồn vào trong ký ức nhiều hơn. Họ miệt mài tranh luận, nhưng không hề hay biết mình đang hồi tưởng. Người ngoài nhìn vô cứ nghĩ họ cãi nhau, nhưng thực ra họ đang kể một câu chuyện riêng về Mỳ Quảng đấy thôi!

Có hai cách để chế biến nhưn mỳ. Một là chế biến theo kiểu truyền thống gia đình. Hai là chế biến theo kiểu bán quán.
Chế biến truyền thống gia đình là sau khi ướp nguyên liệu thực phẩm từ gà, cá, thịt…v..v. dầu phộng được phi với nén cho thơm lên rồi đổ ùm vô để rim cho thấm. Sau đó mới châm nước vô thành một nồi nước nhưn. Tuỳ theo vùng miền mà người ta cho nước nhiều hay ít. Vùng trung du thì thường ăn mỳ ít nước, vùng đồng bằng bên dưới thì thích ăn nhiều nước hơn. Tuổi thơ tôi lang bạt lên nguồn xuống biển, nên chi mỗi khi ăn mỳ đều thấy mỗi nơi làm mỗi cách, chẳng ai giống ai. Mà cũng đúng thôi! Ngay trong một gia đình thì đã có nhiều cách nấu nhưn mỳ khác nhau rồi. Bà tôi nấu một kiểu, ba tôi một kiểu, mẹ tôi cũng nấu một kiểu, rồi đến tôi cũng nấu một kiểu…trách chi thiên hạ không so bì. Nước nhưn mỳ có nơi nấu với trái thơm cho ngọt. Có người để nguyên trái thơm sau khi gọt vỏ cho vô nồi nước sôi nấu chín rồi mới vớt ra vắt lấy nước cốt, sau đó mới cho vô nồi thịt rim kia làm nước nhưn. Nhưng cũng có người chỉ cần xắt mỏng lát thơm ra là được. Hay như mỳ Phú Chiêm nức tiếng thì cách làm nước nhưn cũng không kém phần công phu. Thịt ba chỉ, tôm, gà được um lên đậm đà. Sau đó dùng gan heo và đậu phông xay nhuyễn ra để làm nước nhưn béo ngậy. Đây cũng là loại mỳ được ăn ít nước. Bởi người bán rất khéo léo khi với nồi nước nhưn bé xíu mà đi khắp đầu làng cuối xóm vẫn chia ra bán đủ cho mọi người.
Thật ra cái khác của nước nhưn mỳ ở hàng quán với gia đình là ở chỗ rim nhưn và vớt ra sau đó mới lấy nước thịt rim còn lại kia và làm một nồi nước nhưn khác, có thể trong đó có kèm xương heo, sườn non…các loại. Mục đích của hàng quán là bán cho từng người, và cũng cân đo đong đếm là trên tô mỳ đó có bao nhiêu cục nhưn là vừa đủ. Còn gia đình thì cứ đổ ùm vào mà nấu, sau đó ai thích ăn bao nhiêu cứ tuỳ ý.

Thêm một điều lạ nữa là nấu nhưn mỳ Quảng người ta không vớt bọt. Nó khác với cách nấu được cho là tinh tế của Phở hay Bún Bò Huế. Nếu như nồi nước dùng của Phở được hầm từ những ống xương kia để cho ra độ trong trẻo của nước dung bằng cách miệt mài vớt bọt, hoặc như xương hầm phải được hầm thật lâu mới cho thấy nét công phu. Hay như cách nấu Bún Bò Huế với cách lắng ruốc và cũng chăm chỉ vớt bọt để cho thấy nét thanh tao của mùi vị trong đó thì nhưn Mỳ Quảng hoàn toàn ngược lại. Đôi khi tôi thầm hỏi: Phải chăng hai xứ Tràng An và Thần Kinh kia với sự coi trọng cốt cách mà làm nên nét ẩm thực cho riêng mình. Còn người Quảng đem sự dân dã của mình vào nồi nước nhưn mà tạo nên một hồn cốt riêng chăng? Mà điển hình đó chính là sự phối ngẫu của rất nhiều loại thực phẩm, không nhất thiết là chỉ một thứ nào đó duy nhất hoàn toàn.

Rau sống. Ăn mỳ không có rau sống thì làm sao mà ngon! Đây cũng là một thứ không thể thiếu khi ăn một tô mỳ Quảng. Ở đất phương Nam, với sản vật hùng hậu của mình, nên chăng nguồn thực phẩm nơi đó rất phong phú. Miền Trung thì khác, khô cằn và hạn hán cộng với thiên tai hằng năm nên sản vật rất eo hẹp. Thế nhưng, dù eo hẹp cách mấy thì ăn Mỳ Quảng cũng phải có rau sống. Rau sống ăn kèm trong Mỳ Quảng đầu tiên phải là bắp chuối sứ, sau đó mới đến những loại rau khác như Diếp Cá, chuối cây non xắt mỏng, rau húng, quế trắng. rau cải con, xà lách…Chỉ cần có bắp chuối và Diếp cá, rau húng trắng và thêm bất kỳ một loại rau nào đó thì đủ làm nên hương vị dĩa rau sống ăn Mỳ Quảng. Nên nhớ, phải kèm theo trái ớt xanh, loại ớt không cay lắm và khi cắn một phát thì nghe dòn tan, nhai kèm với bánh tráng và thêm vị béo của đậu phộng  nữa thì tuyệt vời.
Tôi nhớ nội tôi, khi ăn mỳ Quảng mà không có rau húng trắng với bắp chuối là bà không ăn. Bà nói: Nó mất ngon rồi! Thế nên trong vườn nhà tôi thuở đấy có một vạt rau húng trắng để ăn rau sống.
Mà người Quảng cũng lạ đời, ngoài rau sống để ăn với mỳ Quảng hoặc cuốn thịt heo ra thì họ không ăn với các món khác, nhất là với bún. Trong khi đó ở phương Nam xa xôi kia thì rau sống rất phong phú và ăn với các thể loại bún.

Ẩm thực riêng, chung gì cũng chỉ là khẩu vị cá nhân. Nhưng món ăn ngon nhất vẫn là món ăn đã qua. Nó là món ăn của quá khứ, bởi trong đó nó chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Từ nỗi nhớ quê, nhớ người thân, nhớ một thuở hàn vi, nhớ lại quãng đời thơ ấu…Tất cả những điều trên tạo nên một chất dẫn sánh đặc và cô đọng mà cả khoảng trời từ đó cho về sau không thể bắt gặp được. Nên chăng người ta lưu luyến, trở trăn rồi thèm khát một thứ mà mình đã mất đi để rồi kiếm tìm, rồi tranh luận. Mục đích cũng chỉ giảm nỗi nhớ nhung kia thôi và cũng làm nguôi ngoai cho mình chút đỉnh.

Tô mỳ sau này không còn thơm mùi dầu phộng trên lá mỳ nữa, nó đồng nghĩa với sự mất đi cái hương vị ban đầu. Cũng như sự dễ dàng có được một tô mỳ Quảng hôm nay nó khác với cái ngày xa xưa ấy. Ngày đó tô mỳ chỉ có trên mâm giỗ. Tôi nhớ như in cái cảnh ăn tô mỳ đám giỗ thuở nhỏ. Vì để lâu nên nước nhun nó thấm vô mỳ, tôi ăn mà nó ớn chi đâu. Muốn xin tí nước nhưn chan vô để húp, nhưng mà khi ấy mình còn nhỏ quá, lại rụt rè không dám nói nên đành bấm bụng ăn cho xong.
 Nói đến cái cảnh “húp, lua”, đây là hai từ để diễn tả cho hành động ăn mỳ của người Quảng. Ăn mỳ phải húp nước nhưn cái rột, hay ăn phải lua thật nhiều vào mới thấy ngon. Kiểu vội vã hay vì cơ hàn quá mà tạo nên cảnh đó? Tôi cũng không biết nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ ngày đó vì có thói quen này mà mẹ kế tôi nhắc nhở. Bà nói với tôi rằng không nên ăn như vậy! Ăn uống phải từ tốn, nếu có muốn húp cái nước nhưn kia cũng phải thật nhẹ nhàng, đừng tạo ra âm thanh khiến người khác chê cười. Tôi bây giờ vẫn nhớ lời dạy đó suốt. Bởi nó cũng nằm trong hành trang từ khi tôi bước chân ướt chân ráo vào đời.

Ăn mỳ Quảng nhớ đừng ăn chén. Ăn vậy sẽ mất ngon. Tôi không biết tại sao vẫn có vài đám tiệc người ta lại ăn mỳ Quảng bằng chén nữa. Nhưng rõ ràng là nó rất bất tiện vô cùng. Trong tô mỳ ngoài rau sống ăn kèm thì còn có bánh tráng, nếu quán thì có bánh phồng tôm. Nhưng bánh tráng vẫn hay hơn, vì bánh tráng vẫn là một phần hồn cốt của xứ Quảng, chưa kể đến trong đó có sự béo ngậy của hạt mè và mùi thơm của bột gạo nữa. Thế nên với một cái chén bé xíu thì không dàn trải hết những thứ cần phải chứa đựng trong một tô mỳ. Nên chăng khi ăn bằng chén sẽ mất ngon đi, mất cái dân dã rất đặc trưng của mỳ Quảng. Thay vào đó ăn bằng sự khiêm cung rón rén. Mà nói rồi: Ăn mỳ Quảng phải húp và lua mới ngon. Phải thấy sự sồn sột, ồn ào, kiểu như "nam thực như Hổ" mới sảng khoái, đã đời.

Thật sự mà nói thì ăn mỳ Quảng phải có thiếu sót mới ngon. Bởi trong những thiếu sót kia chính là sự chứa đựng ấp ủ bấy lâu. Người Quảng ngay cả món ăn thuần chất của mình họ vẫn cứ ấm ức. Tại vì sao? Vì trong đó nó chứa đựng những nỗi niềm, sâu lắng có, hời hợt có, đắng, chát, chua, cay, ngọt, bùi gì cũng gởi trọn vào tô Mỳ Quảng. Nên chăng, ai cũng muốn nó phải đậm đà theo cách riêng của mình.

Thánh Gióng nước bạn

Hôm nay mùng 6 Tết, ngày hội đền
THÁNH GIÓNG!


Sang Đức được một năm, sau nhiều nỗ lực, vốn tiếng Đức cũng tạm đủ để đôi co với tây. Tuy nhiên gặp những ca khó vẫn phải nhờ đến phiên dịch. Còn nhớ lần đó mình bị mọc một cái mụn to tổ bố ngay giữa háng, đau đến mức đi lại như các mẹ mới sinh em bé. Mình cùng anh phiên dịch đến trạm xá xí nghiệp. Bà bác sĩ chỉ đạo cho con bé y tá trông còn rất trẻ ( da trắng như tuyết, tóc đẹp như râu ngô) làm công tác tiền tiểu phẫu:(dọn dẹp vệ sinh). Nó dùng băng dính treo ngược thằng bé nhà mình lên rồi tay lăm lăm cái xi lanh ( chắc là thuốc tê). Miệng nó cứ cười tủm tỉm, mình hỏi : mày cười cái gì ? Nó bảo : của mày chỉ bằng của em trai tao. Em mày mấy tuổi, nó bảo: em tao 8 tuổi. Điên tiết, mình vẫy tay gọi anh phiên dịch lại gần và bảo: anh dịch hộ em một phát. Anh bảo nó là nước tao là quê hương của Thánh gióng đấy ! Mọi cái đều bé nhưng khi cần chỉ vươn vai một cái là thành to đùng. Anh phiên dịch vừa cười ngặt nghẽo vừa dịch cho nó nghe. Con bé cười khanh khách rồi bảo mình: mày thử vươn vai tao xem nào !. Mình chỉ vào đống băng dính và cái xi lanh trên tay nó ý bảo rằng lúc này không thể. Mình bảo: để hôm nào hết đau tao vươn vai cho mà xem. Sau vài lần được nó thay băng rất dịu dàng theo phương pháp : dùng bổ mắt để giảm đau. một tháng sau thì khỏi hẳn. Để tỏ lòng biết ơn, mình tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho một thằng cha vơ chú véo nào đấy chẳng biết mặt và cũng chẳng biết tên.Tất nhiên con bé y tá ấy là khách mời quan trọng nhất. Bữa tiệc diễn ra trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị, đúng với tinh thần hợp tác quốc tế cao cả. Bữa tiệc cũng đủ nem rán, bia và có cả một chai napoleon. Được cái con bé rất có trách nhiệm, dù đã bung biêng vẫn không quên trải nghiệm quy trình " vươn vai" của mình. chẳng biết nó dựa vào cơ sở dữ liệu nào và đo đạc ra sao mà trước khi ra về lại chốt một câu xanh rờn, nghe không hữu nghị tí nào: THÁNH GIÓNG nước mày vẫn bé hơn THÁNH GIÓNG nước tao !
Bố khỉ ! Chẳng lẽ tao bị bọn giặc Ân nó lừa ?
 
(St. Ký ức Cộng hòa dân chủ Đức)